Ắc quy xe điện giá rẻ, chất lượng đảm bảo hàng đầu
Bạn đã từng sử dụng các dòng xe chạy điện ngay từ những ngày đầu mẫu xe này mới ra mắt tại thị trường Việt Nam. Bạn đang vi vu trải nghiệm chất lượng của những mẫu xe điện mới nhất trên thị trường hiện tại. Hay bạn đang có ý định sẽ sắm cho mình và người thân một em xe điện để dử dụng trong thời gian sắp tới? Dù thuộc đối tượng nào trong ba đối tượng kể trên thì chắc chắn rằng, bạn cũng sẽ rất quan tâm đến ắc quy xe điện – một trong những bộ phận quan trọng nhất của dòng xe không khói này.
Ắc quy xe điện lithium 48V/16Ah hiệu EKT
1. Tìm hiểu về nguyên lý và cấu tạo của ắc quy xe điện ?
Ắc quy xe đạp điện, xe máy điện là loại ắc quy khô. Thường được thiết kế dành riêng cho xe điện. Nó được cấu tạo bởi 6 ngăn gồm bản cực bằng chì và bông tẩm axit.
Ắc quy sẽ tiêu hao theo thời gian. Tức là sẽ bị hết axit trong các sợi bông hoặc mòn bản cực do quá trình hóa điện trong bình.
Ắc quy là bộ phận quan trọng nhất của một chiếc xe chạy điện, cung cấp điện năng cho xe có thể hoạt động.
Cấu tạo chính của một bình ắc quy xe điện bao gồm: Phân khối bản cực dương, phân khối bản cực âm và các tấm chắn. Các bản cực thường có cấu trúc phẳng, dẹp, được nối với nhau bằng những thanh chì ở phía trên . Phân khối bản cực do các bản cực cùng tên ghép lại với nhau, bản cực dương nối với bản cực dương, bản cực âm nối với bản cực âm. Chiều dài, chiều ngang, chiều dày và số lượng các bản cực sẽ là yếu tố để xác định dung lượng của một bình ắc quy xe điện.
Về nguyên lí hoạt động: Nguồn năng lượng trong ắc quy xe điện có tính chất thuận nghịch: nó tích trữ năng lượng dưới dạng hoá năng và giải phóng năng lượng dưới dạng điện năng. Bao gồm 2 quá trình chính là :
- Quá trình ắc quy cấp điện cho mạch ngoài được gọi là quá trình phóng điện (giúp xe hoạt động ).
- Quá trình ắc quy dự trữ năng lượng được gọi là quá trình nạp điện ( sạc điện cho bình ắc quy ).
2. Các loại ắc quy dùng cho xe điện ?
Ắc quy sử dụng cho dòng xe chạy điện hiện nay trên thị trường 100% là ắc quy khô. Thông thường theo tính chất sử dụng và thông số bình, chúng ta sẽ chia được ắc quy xe điện thành hai loại chính là ăc quy xe đạp điện và ắc quy xe máy điện.
Ắc quy xe điện nói chung được thiết kế phần lớn là loại điện áp định mức 12V, dung lượng có thể thay đổi, thông thường là 12Ah, 14Ah, 20Ah, 30Ah
Ắc quy xe đạp điện
Ắc quy xe điện lithium 48V/12Ah đến từ hiệu EKT
Ắc quy xe máy
Các dòng xe máy điện phổ biến hầu hết đều được trang bị động cơ công suất trung bình từ 800W-1580W tùy từng dòng xe khác nhau. Chủ yếu gồm 2 loại chính là:
- Bình ắc quy 48V-20Ah : Phù hợp với công suất động cơ từ 800W đến dưới 1000W. Ắc quy 48V-20Ah cho quãng đường khoảng 45-60km trên 1 lân sạc đầy.
Ắc quy xe máy điện lithium 48V/20Ah hiệu EKT
- Bình ắc quy 60V-20Ah : Phù hợp với công suất động cơ từ 1000W-1600W. Ắc quy 60V-20Ah loại tốt có thể cho quãng đường trên 1 lần sạc lên đến 100km (đi đường phố thông thường có thể đi được từ 60-80km), những bộ ắc quy kém hơn có thể cho quãng đường ngắn hơn.
Ắc quy xe máy điện lithium 60V/20Ah hiệu EKT
3. Ắc quy xe điện loại nào tốt ?
TFV là nhà phân phối chính thức các sản phẩm ắc quy lithium của EKT tại thị trường Việt Nam. EKT luôn là sự lựa chọn hàng đầu.
TFV - Dịch vụ xe nâng hàng, ắc quy số 1 Việt Nam
Công ty EIKTO là nhà sản xuất đến từ Trung Quốc có quy trình và công nghệ sản xuất toàn bộ quá trình các sản phẩm như Cell ắc quy Lithium, Module ắc quy Lithium và hệ thống ắc quy Lithium. Cơ sở vật chất đẳng cấp thế giới và trung tâm R&D tiên tiến của EKT đảm bảo sản phẩm của bạn được phát triển, sản xuất và thử nghiệm một cách cẩn thận nhất.
Ngoài ra ắc quy lithium EKT còn đem đến những ưu điểm vượt trội cho các sản phẩm xe nâng điện, xe golf, hàng hải, viễn thông. Giúp nâng cáo năng suất sử dụng, đem lại lợi ích kinh tế lớn.
EKT - Nhà sản xuất ắc quy lithium hàng đầu thế giới
4. Tuổi thọ của ắc quy xe điện ?
Nhiều khách hàng khi mua xe điện, hay thay ắc quy cho xe điện vẫn thường hay có những thắc mắc : “ắc quy này đi được bao lâu thì phải thay vậy em?” ; “ Ắc quy này chạy được mấy năm em nhỉ?”; “Bình này có chạy được 3 năm không em?”; “Chắc bình này lại được có năm, chưa đến năm lại phải thay thôi, tốn phết đấy!”.
Nhưng trên thực tế, tuổi thọ ắc quy xe đạp điện, hay ắc quy xe máy điện không tính bằng số năm sử dụng, mà tùy thuộc vào tần suất sử dụng xe cũng như cách sử dụng, chăm sóc bộ ắc quy xe điện. Một bộ ắc quy xe điện chính hãng loại tốt sẽ cho tuổi thọ rơi vào khoảng 400 – 500 lần sạc điện. Những bộ kém hơn tuổi thọ có thể là 300-350 lần sạc. Chính vì vậy tùy thuộc vào quá trình sử dụng của bạn, bạn đi nhiều cắm sạc nhiều lần thì ắc quy sẽ nhanh hết, còn nếu bạn sử dụng mức trung bình hay ít sử dụng hơn thì tuổi thọ của ắc quy cũng sẽ kéo dài hơn.
Ngoài ra thì điều kiện sử dụng, cách sử dụng và cách chăm sóc xe, ắc quy cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của bình ắc quy xe điện. Nếu bạn thường xuyên tải nặng, đi xe trên đường xấu, để xe dãi dầm mưa nắng hoặc sạc xe không khoa học, một ngày sạc nhiều lần, thích lên lại sạc điện sau đó rút ra nhiều lần, hay nghiêm trọng nhất là bạn sử dụng sạc bừa bãi không đúng thông số điện áp của bình ắc quy xe điện dẫn đến ắc quy bị phồng, biến dạng, chết ắc quy… . Chính vì vậy, mà không thể nói chính xác được tuổi thọ của một bộ ắc quy xe điện nào là được bao nhiêu năm như nhiều khách hàng vẫn hay thắc mắc.
5. Cách sử dụng ắc quy xe điện sao cho bền ?
Bạn có tin rằng nếu sử dụng sai kỹ thuật chỉ vài tháng là bình ắc quy của bạn bị chai, phồng hoặc tụt áp không sạc được nữa không ?
Mình đã gặp rất nhiều trường hợp xe để lâu không đi rồi sạc không vào. Ngậm ngùi phải thay cả bộ bình. Dù nó mới được thay ít ngày trước đó.
Vậy ta cùng tìm hiểu về cách sử dụng acquy đúng kỹ thuật nhé.
Hướng dẫn sạc ắc quy đúng cách
Cách 1: Sạc trực tiếp vào bình ắc quy để trên xe
Đầu tiên, bạn phải tắt công tắc nguồn xe, cắm đầu sạc vào xe rồi sau đó cắm phích điện vào ổ điện nhà. Sau khi các kết nối đã hoàn tất bạn cần phải quan sát đèn báo hiệu trên bộ sạc để biết tình trạng sạc điện như thế nào. Đèn báo màu vàng thể hiện điện chưa vào bình, bạn cần kiểm tra lại kết nối giữa bộ sạc và ổ cắm vào bình ắc quy. Đèn báo màu đỏ là đang sạc, nhưng bạn cũng lưu ý là sau 8 – 10h mà đèn báo vẫn màu đỏ thì bạn nên mang ắc quy và sạc điện ra cửa hàng sửa chữa xe điện để kiểm tra. Đèn báo màu xanh thể hiện là đã sạc đầy bình. Đèn báo hiệu nhấp nháy thể hiện bộ sạc điện đã hỏng, bạn nên thay thế bộ sạc mới.
Cách 2: Lấy bình ắc quy ra và sạc điện
Để ắc quy trên một mặt phẳng, cắm một đầu phích điện vào bình điện còn đầu kia nối với bộ phận sạc điện. Nối bộ phận sạc điện với ổ cắm điện thông qua phích cắm. Lưu ý: tuyệt đối không được dốc ngược bình trong khi đang sạc điện. Cần phải kiểm tra các thông số bình ắc quy để sử dụng sạc điện đúng với công suất bình để tránh trường hợp ắc quy nhanh bị chai, phồng.
Cách bảo quản ắc quy xe điện
- Khi mới mua xe điện bạn nên đi gần cạn điện rồi sạc bình thường, lặp lại quá trình đó từ 2 – 3 lần để cực tính của ắc quy được “già” hơn và sau này sử dụng xe sẽ đi được nhiều km hơn và bền hơn.
- Nên tránh trường hợp 1 ngày sạc quá nhiều lần, xe vẫn còn nhiều điện mà vẫn cắm sạc. Đó là điều tối kỵ trong việc sử dụng ắc quy, nó sẽ làm ắc quy của bạn nhanh hỏng hơn.
- Bộ sạc điện hiện nay đều có chế độ sạc đầy tự ngắt nên cách sạc điện tốt nhất là sử dụng xe ban ngày và sạc điện qua đêm. Tuy nhiên bạn cũng không nên cắm sạc quá lâu, điều này rất nguy hiểm cho bộ sạc và ắc quy. Trong trường hợp bạn không đi nhiều thì dựa vào vạch báo mức điện trên xe để tiến hành sạc điện.
- Theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì sau khoảng 3 – 4 tháng bạn nên xả sạch điện trong bình bằng cách cho xe hoạt động đến lúc hết điện hoàn toàn và sạc lại liên tục cho đến khi đầy bình để làm tuổi thọ ắc quy được bền hơn.
- Chỉ sử dụng bộ sạc phù hợp với ắc quy, tránh tuyệt đối không sử dụng các bộ sạc khác một cách tùy tiện vì mỗi bình ắc quy có một mức điện áp riêng do đó bộ sạc cũng phải có cùng điện áp với ắc quy.
- Trong lúc sạc điện phát hiện nhiệt độ bộ sạc hay ắc quy quá cao hay có mùi cháy, khét thì bạn phải dừng ngay việc sạc điện và đem đến cửa hàng sửa chữa xe điện để kiểm tra.
- Không được cắm bộ sạc điện vào nguồn chờ sẵn mà không sạc điện cho bình.
- Sau khi sạc điện xong bạn nên rút ổ cắm điện ra trước rồi rút ở bình ắc quy sau, tránh không được kéo căng phần dây điện.
- Nếu bạn sử dụng cạn kiệt năng lượng thì phải sạc điện ngay để đảm bảo tuổi thọ cho ắc quy.
- Khi sạc điện cần giữ bình khô, sạch, tránh va chạm mạnh.
- Bạn không nên sạc điện ngay khi vừa đi xe về bởi lúc này bình vẫn nóng nếu sạc ngay sẽ dẫn đến hiện tượng chai ắc quy khiến tuổi thọ ắc quy không quá 1 năm. Tốt nhất là bạn nên để sau 30 phút hoặc 1 tiếng rồi hãy tiến hành sạc điện.
6. Dấu hiệu cần thay ắc quy xe điện mới
Như đã nói tại mục trên, ắc quy xe điện của chúng ta dù cho có tốt đến mấy thì cũng có tuổi thọ nhất định. Nếu bạn mua được ắc quy tốt và sử dụng đúng cách thì sẽ rơi vào khoảng 450-500 lần sạc xe, còn nếu trong điều kiện ắc quy loại rẻ, hoặc sử dụng chưa đúng cách cũng như sạc xe sai thông số kĩ thuật thì ắc quy của bạn có thể nhanh hỏng hơn. Vậy những dấu hiệu, những biểu hiện nào để bạn nhận biết rằng ắc quy xe điện của mình đã đến lúc cần thay mới? Qua thực nghiệm và kiến thức chuyên môn trong ngành, dưới đây, TFV sẽ kể ra một số đặc điểm dễ nhận biết nhất để các bạn có thể tự mình bắt bệnh cho ắc quy xe điện nhé :
Dấu hiệu của việc cần thay thế ắc quy xe điện
- Ắc quy xe điện đi yếu, tải kém, cho quãng đường sử dụng ngắn bất thường so với ban đầu, thậm chí không đủ dùng cho 1 ngày đi lại ngắn ngủi.
- Sạc ắc quy chỉ 1 – 2h đồng hồ đã báo đầy điện, hoặc sạc 1 lúc đã báo đầy điện nhưng khi chạy thì lại bị tụt điện và hết điện rất rất nhanh.
- Khi sạc điện thấy khu vực chứa ắc quy nóng ran, hoặc rất nóng
- Sạc điện không vào điện nữa mặc dù sạc không hỏng
- Bạn quan sát thấy vỏ hộp chứa ắc quy bên trong, hoặc khu vực chứa ắc quy bị biến dạng, phồng, méo, kênh không như lúc ban đầu.
Đó là khi bình ắc quy xe điện của bạn đã thực sự có vấn đề, hoặc hết tuổi thọ rồi đấy. Hãy nhanh chóng mang bình hoặc cả xe ra những cơ sở thay thế uy tín chất lượng để kiểm tra và thay thế ắc quy xe điện ngay nhé !
7. Những lưu ý khi lắp đặt ắc quy xe điện
Khi thay ắc quy xe đạp điện hay thay ắc quy xe máy điện, ngoài các lưu ý đã nêu bên trên, bạn cũng chú ý một số điều dưới đây để lắp đặt được một bộ bình ắc quy xe điện an toàn
Những lưu ý khi lắp đặt ắc quy xe điện
- Khi lắp đặt ắc quy xe điện , các bình ắc quy phải được quay mặt lên chứ không bao giờ úp ngược mặt ắc quy xuống dưới.
- Các dây nối bình phải được sắp xếp khoa học, tránh chồng chéo lung tung kém khoa học.
- Các mối hàn đầu cực, đầu nối phải đảm bảo kín, chắc. Tránh sự cọ sát tại các đầu cực. Các bộ ắc quy cao cấp hiện đại giờ hầu như ko dùng mối hàn, mà dùng ốc vít. Một người thợ chuyên nghiệp biết xiết ốc đủ chặt tránh oxi hóa, làm chập chảy cực.
Tốt nhất các bạn nên nhờ kĩ thuật viên tại các cơ sở lắp đặt và thay thế ắc quy uy tín lắp bình cho mình, thay vì việc tự mua bình về nhà thay. Vừa an toàn mà chi phí cũng chỉ như vậy không hề đắt hơn.
Hy vọng với những chia sẻ bên trên sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn rộng hơn về ắc quy xe điện. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng ắc quy xe nâng điện hãy liên hệ ngay đến TFV để được hỗ trợ nhé!